Từ điển Hàng hải

  • Agency Agreement (Hợp đồng đại lý)

Là một hợp đồng trong đó người ủy thác ủy nhiệm cho đại lý thay mặt mình để thực hiện một số công việc được chỉ định và bằng dịch vụ đó đại lý nhận được một số tiền thù lao gọi là hoa hồng đại lý.

  • Agency Fees (Đại lý phí)

Là số tiền thù lao mà chủ tàu trả cho đại lý tàu biển về những dịch vụ đã làm trong lúc tàu hoạt động tại cảng: Làm thủ tục ra vào cảng, liên hệ các nơi và theo dõi bốc dỡ hàng.

  • Air waybill (Vận đơn hàng không)

Vận đơn này có 2 chức năng là biên lai giao hàng cho người chuyên chở và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.

  • Air freight (Vận tải hàng không)

Vận tải hàng không là phương thức vận chuyển hành khách hoặc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Đây là một trong những phương thức vận tải quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Mặc dù chỉ vận chuyển khoảng 1% tổng khối lượng hàng hoá trong thương mại quốc tế nhưng đối với các mặt hàng quí hiếm, giá trị cao, mau hỏng, thư từ, điện tín, tài liệu, sách báo, hàng thời vụ, hàng khẩn cấp ... thì vận tải hàng không luôn đứng ở vị trí hàng đầu.

  • All in rate (Cước toàn bộ)

Là tổng số tiền bao gồm: cước thuê tàu, các loại phụ phí và phí phát sinh khác mà người thuê phải trả cho người chuyên chở.

  • Alongside (Dọc mạn tàu)

Hàng hóa giao dọc mạn tàu được đặt trên bến tàu hoặc sà lan trong tầm với của tàu vận tải để chúng có thể được xếp hàng.

  • All Risks (A.R. - Bảo hiểm mọi rủi ro)

Là điều kiện bảo hiểm rộng nhất và theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hóa được bảo hiểm (thiên tai, tai nạn của biển, rủi ro phụ khác…) nhưng loại trừ các trường hợp: Chiến tranh, đình công, khủng bố, khuyết tật vốn có của hàng hóa, hành động ác ý của người được bảo hiểm, tàu không đủ khả năng hàng hải, mất mát hư hỏng do chậm trễ, thiếu sót về bao bì đóng gói hàng, hao hụt tự nhiên của hàng, hư hỏng, mất mát hoặc chi phí do thiếu khả năng thanh toán của người chủ tàu, người thuê tàu hoặc người điều hành chuyên chở.

  • Antedated Bill of Lading (Vận đơn ký lùi ngày cấp)

Việc ký lùi ngày cấp vận đơn thông thường do người gửi hàng yêu cầu để đáp ứng phù hợp với thời gian giao hàng đã được quy định trong hợp đồng mua bán hoặc thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nó bị các trọng tài và tòa án quốc tế lên án là thiếu trung thực, gian dối và do đó có thể gây hậu quả tai hại cho người xuất khẩu giao hàng cũng như người chuyên chở đã ký lùi ngày vận đơn.

  • As Agent only (Chỉ nhân danh đại lý)

Thuật ngữ này được ghi chú dưới chữ ký để chứng minh người ký tên trong chứng từ (Thí dụ: Vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, hợp đồng thuê tàu…) chữ ký tên với tư cách pháp nhân là người được người khác ủy nhiệm để thực hiện hoặc xác nhận một việc hay một số việc gì đó và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi ủy nhiệm ấy.

  • Assurer /Insurer (Người bảo hiểm)

Là người nhận bảo hiểm lợi ích của khách hàng (Người được bảo hiểm) theo những quy tắc, điều kiện bảo hiểm quy định, có quyền thu phí bảo hiểm đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho đối tượng bảo hiểm.

  • Assured /Insured (Người được bảo hiểm)

Thuật ngữ được dùng để chỉ người có lợi ích của mình để được bảo hiểm (Hàng hóa, tàu biển, tài sản khác…) chớ không phải bản thân người này được bảo hiểm (Trừ bảo hiểm nhân thọ).

  • Amendment fee (Phí sửa đổi vận đơn)

Đây là phí áp dụng khi cần chỉnh sửa BL. Khi phát hành một bộ BL cho shipper, do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sửa một số chi tiết trên BL mà shipper đã lấy bộ bill về hoặc quá thời gian chỉnh sửa. Shipper yêu cầu hãng tàu/ forwarder chỉnh sửa bill thì sẽ bị thu phí chỉnh sửa

  • Bill of lading (Vận đơn)

Chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ (Thuyền trưởng, đại lý vận tải) ký phát cho người thuê tàu (Người gửi hàng) làm bằng chứng cho việc người chuyên chở đã nhận hàng và đảm trách việc vận chuyển từ cảng gởi đến cảng đích quy định để giao cho người nhận hàng. Thông thường, loại vận đơn này được phát hành theo bộ với 6 bản giống nhau. Bộ chứng từ này gồm 3 bản gốc và 3 bản copy. Quá trình sử dụng giao hàng, bộ vận đơn đường biển sẽ sử dụng 1 hoặc 2 bản gốc.

  • Bank Guarantee (Bảo lãnh ngân hàng)

Bảo lãnh ngân hàng phát hành cho người chuyên chở để được sử dụng thay cho vận đơn chuyển nhượng gốc bị mất hoặc thất lạc.

  • Bonded Warehouse or Bonded Store (Kho ngoại quan)

Là kho của hải quan hoặc của tư nhân đặt dưới sự giám sát của hải quan và được dùng để tạm chứa hàng chưa làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có). Tại các kho này, chủ hàng có thể sửa chữa, đóng gói và phân chia lại hàng hóa dưới sự giám sát của hải quan.

  • Booking note (Giấy lưu cước)

Là thỏa thuận với người chuyên chở để nhận và vận chuyển hàng hóa; tức là đặt chỗ trước.

  • Bulk Cargo (Hàng rời)

Dùng để chỉ những loại hàng không đóng bao, được chuyên chở dưới dạng rời còn gọi là chở xá (Carriage in bulk) như: Than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ, phân bón, xi măng...

  • Bulker Adjustment Factor /BAF (Hệ số điều chỉnh giá nhiên liệu)

Là tỷ lệ phần trăm mà chủ tàu công bố làm cơ sở tính phí điều chỉnh giá nhiên liệu, khi nhiên liệu sử dụng cho tàu tăng giá bất thường vào một thời điểm nào đó. Tiền phụ thu này được gọi là phụ thu nhiên liệu.

  • Cargo (Hàng hóa)

Là hàng hóa được vận chuyển bằng tàu thủy hoặc máy bay

  • Carrier (Người chuyên chở)

Là cá nhân hoặc tổ chức trong hợp đồng vận chuyển, cam kết thực hiện hoặc đảm bảo hiệu quả vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường thủy nội địa hoặc bằng sự kết hợp của các phương thức đó. Có thể là người chủ tàu (Owner of vessel), người thuê tàu (Charterer) hoặc người chuyên chở công cộng (Common carrier).

  • CBM (Mét khối)

CBM là đơn vị đo được viết tắt từ “Cubic Meter” có nghĩa mét khối, dùng để đo khối lượng và kích thước hàng hóa và tính chi phí vận chuyển. Đơn vị CBM được vận dụng trong hầu hết các phương thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, hoặc vận tải bằng container… Khi tính CBM, các bạn có thể quy đổi sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.

  • Consolidator (Người gom hàng)

Người gom hàng là người làm nhiệm vụ tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi ở cùng một nơi đi, thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho nhiều người nhận ở cùng một nơi đến.

  • Certificate of origin (C/O) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Là giấy chứng nhận xuất xứ dùng để chứng minh nguồn gốc hàng hóa của một quốc gia khi tham gia vào thị trường quốc tế do cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà sản xuất cấp. Có C/O sữ giúp cho việc nhập khẩu

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

Là chứng từ thương mại được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu. Trên hóa đơn thương mai này sẽ ghi rõ và đầy đủ nhất các thông tin sau: đặc điểm của hàng hóa, giá thành, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, vận chuyển, ...

  • Consolidator (Bên gom hàng LCL)
  • Containerize (Cho hàng vào container)
  • Customs (Thuế nhập khẩu, hải quan)
  • Customs declaration form (Tờ khai hải quan)
  • Charter party (Hợp đồng thuê tàu chuyến)

Là hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một hay một số cảng này đến một hay một số cảng khác giao cho người nhận còn người thuê tầu cam kết sẽ thanh toán cuớc phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng

  • Chartering broker (Môi giới thuê tàu)

Là người môi giới hàng hải thay mặt người thuê vận chuyển, người gửi hàng, người thuê làu định hạn, người thuê tàu trần đế giao dịch lìm tàu chở hàng, tìm người thuê tàu định hạn hoặc thuê tàu trần.

  • CFS Warehouse/ Container Freight Station (Kho hàng lẻ)

Là nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung lại để đóng hàng vào Container, xuất khẩu bằng đường biển hoặc khai thác container nhập khẩu vào kho này để khách hàng nhận hàng sau khi hoàn tất thủ tục hải quan.

  • Declare (Khai báo hàng để đóng thuế)
  • Freight forwarder (Hãng giao nhận vận tải)

Là thuật ngữ chỉ cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp) cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa. Họ đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng. Forwarder là bên sẽ nhận hàng từ chủ hàng (trường hợp chỉ có duy nhất 1 FWD), hoặc gom hàng lẻ từ nhiều chủ hàng khác nhau thành một lô hàng lớn, sau đó thuê hãng vận chuyển (hãng tàu/ hãng hàng không) để vận chuyển hàng, và giao đến tay người nhận hàng theo hợp đồng.

  • Export Licences/ Import Licences (Giấy phép xuất khẩu/ Giấy phép nhập khẩu)

Là thủ tục hành chính, yêu cầu các nhà kinh doanh đệ trình đơn hoặc các tài liệu về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho cơ quan quản lí hành chính có liên quan.

  • House Bill of Lading

Là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder) hoặc chủ tàu không tàu - NVOCC (Non-Vessel Ocean Common Carrier) phát hành, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.

  • Letter of credit (L/C)

Tín dụng thư (hình thức mà ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu /người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi người xuất khẩu /người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu)

  • Master Bill of Lading

Là vận đơn đường biển do người sở hữu phương tiện vận chuyển (như hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là những chủ hàng (Shipper). Hình thức nhận diện Vận đơn chủ (Master B/L - Master Bill of Lading) là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu...

  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng) là tài liệu được đính kèm với hàng hóa để thể hiện rằng chúng đã được kiểm tra
  • Quay (Bến cảng)
  • Sales contract (Hợp đồng mua bán quốc tế)

Là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

  • Shipper (Người giao hàng)

Là người gửi hàng (người xuất khẩu hoặc người được người xuất khẩu chỉ định giao hàng cho người mua)

  • Shipping agent (Đại lý tàu biển)
  • Shipment (Việc gửi hàng)
  • Stevedoring (Việc bốc dỡ hàng) – Stevedorage (Phí bốc dỡ)
  • TEU (Twenty-foot Equivalent Unit)

Là đơn vị đo tương đương 20 feet. Là một trong những đơn vị đo lường được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong vận tải đường biển hiện nay.

  • Transhipment (Chuyển tải)

Là hành động bốc dỡ một container từ một con tàu (thông thường ở cảng trung chuyển –hub port) và đưa nó lên một con tàu khác để tiếp tục đưa tới cảng đích dỡ hàng cuối cùng (Port of Discharge).

  • Unloading (Dỡ hàng)
wiget Chat Zalo Messenger Chat Whatsapp Chat